VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI MIỀN NAM
- Trụ sở chính: Số 140 Đường Nguyễn Tri Phương, Xã Tân Bình, Thị xã La Gi, Bình Thuận
- Hoạt động trên phạm vi toàn quốc
- 0387888112
- tplmiennam@gmail.com
Trong thời đại công nghệ 4.0, việc sử dụng internet và các thiết bị điện tử ngày càng phổ biến và có tầm quan trọng với đời sống của con người. Bên cạnh những mặt tích cực mà internet mang lại, thì việc lợi dụng internet để trục lợi, vi phạm pháp luật cũng ngày càng phổ biến. Mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích tích cực giúp chúng ta có kiến thức, cơ hội kinh doanh, kết bạn, giải trí và thậm chí tìm kiếm tình yêu của cuộc đời. Tuy nhiên, ngày càng phát triển mạng xã hội càng được gắn với tính từ “độc hại”, thể hiện rất rõ qua những cuộc tấn công, lăng nhục bất cứ ai không kể xuất thân, giới tính, tuổi tác hay địa vị xã hội.
Hành vi tấn công trên mạng xã hội nói chung và facebook nói riêng có thể bao gồm hành động làm nhục, bắt nạt, đe dọa, khủng bố tinh thần. Họ sử dụng tin đồn, dối trá, lời nói căm thù và thậm chí là đe dọa bạo lực như một thứ vũ khí. Việc tấn công này có thể lặp đi lặp lại, thời gian kéo dài tùy vào từng trường hợp gây ra nhiều hệ lụy.
Từ đó, các nhân, tổ chức phát sinh nhu cầu có một bên thứ ba làm chứng, ghi nhận lại những nội dung này nhằm hỗ trợ việc khiếu nại tại cơ quan quản lý văn hóa, truyền thông thông tin, khiếu kiện tại Tòa án hoặc thậm chí tố giác tại cơ quan công an.
Câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người có thể hỗ trợ làm chứng trong trường hợp này?
Hiện nay, người làm chứng được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Ví dụ, Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng”. Điều 77 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định “Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng”.
Như vậy, chỉ cần là người biết tình tiết có liên quan đến vụ án, vụ việc là có thể trở thành người làm chứng. Tuy nhiên, những người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức, người mất năng lực hành vi dân sự thì không thể trở thành người làm chứng hoặc người có lợi ích liên quan đến vụ án thì không thể trở thành người làm chứng.
Căn cứ những quy định trên thì cá nhân, tổ chức có thể mời một người từ đủ 18 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhận thức bình thường và không liên quan đến lợi ích của vụ án, vụ việc để làm chứng cho mình những nội dung trên mạng. Tuy nhiên, điểm hạn chế của người làm chứng loại này là họ không được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ làm chứng nên họ chỉ chứng kiến thông thường mà không tạo lập ra một tài liệu pháp lý mang tính lưu trữ chứng cứ. Khi cần họ đối chất mà họ vắng mặt hoặc chết thì hầu như việc làm chứng của họ không phát huy được giá trị. Vậy có người làm chứng nào chuyên nghiệp hơn, khắc phục được nhược điểm này? Câu trả lời, đó là các Thừa phát lại. Đây là những người được đào tạo pháp luật bài bản, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm và được Nhà nước trao quyền “lập vi bằng chứng” là cá nhân duy nhất cho đến thời điểm hiện tại có chức năng làm chứng chuyên nghiệp cho các sự kiện, hành vi.
Trên thực tế, Văn phòng Thừa phát lại Miền Nam thường xuyên được khách hàng yêu cầu lập các dạng vi bằng ghi nhận những nội dung trên mạng internet như sau:
Trở lại câu hỏi bị nói xấu trên facebook chúng ta cần làm gì?
Việc đầu tiên, bạn cần tham vấn ý kiến của một Luật sư hoặc một chuyên gia pháp lý để có một đánh giá sơ bộ là những nội dung trên facebook này đã cấu thành một hành vi vi phạm pháp luật bất kỳ hay chưa (dân sự, hành chính, hình sự)?
Nếu câu trả lời là có thì trước khi khởi động một quá trình khiếu nại, khiếu kiện, tố giác, bạn cần yêu cầu ngay Văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng, làm chứng các nội dung trên facebook để tạo lập chứng cứ, dự phòng rủi ro những nội dung này bị xóa bỏ (nhưng tác động xấu đến bạn đã xảy ra).
Giá trị vi bằng:
Theo Nghị định 08/2020, vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Thủ tục lập vi bằng:
Bước 1. Liên hệ và nhận tư vấn từ Thừa phát lại
Quý khách liên hệ cho Thừa phát lại để trình bày về tình huống pháp lý mà mình đang gặp phải. Thừa phát lại có thể tư vấn cho bạn một phương án xử sự phù hợp và sự cần thiết của việc lập vi bằng trong trường hợp tương ứng. Đồng thời, khi các bên thống nhất về việc lập vi bằng, các bên sẽ ký kết hợp đồng dịch vụ thỏa thuận về phạm vi ghi nhận, thời gian, địa điểm lập vi bằng và chi phí.
Bước 2. Tiến hành lập vi bằng
Khi đến thời điểm các bên thỏa thuận lập vi bằng, văn phòng Thừa phát lại sẽ cử Thừa phát lại và thư ký nghiệp vụ đến đúng điểm hẹn để tiến hành lập vi bằng ghi nhận sự kiện theo yêu cầu của Quý khách.
Bước 3. Nhận vi bằng
Sau khi ghi nhận nội dung theo yêu cầu, Văn phòng cần một khoảng thời gian tối đa là 03 ngày làm việc để hoàn thiện nội dung và đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp.
Trên đây là tư vấn của Thừa phát lại Miền Nam về vi bằng ghi nhận nội dung nói xấu trên facebook. Nếu Quý khách hàng có bất kì thắc mắc hay các nhu cầu liên quan vui lòng liên hệ để nhận được sự tư vấn đầy đủ và chính xác nhất.
Trân trọng cảm ơn!
Mỹ Huyền
Luật pháp là vấn đề phức tạp. Nó có thể gây ra cho bạn một vấn đề lớn nếu bạn bỏ qua nó. Hãy để chúng tôi giúp bạn!