VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI MIỀN NAM
- Trụ sở chính: Số 140 Đường Nguyễn Tri Phương, Xã Tân Bình, Thị xã La Gi, Bình Thuận
- Hoạt động trên phạm vi toàn quốc
- 0334943399
- info@thuaphatlaimiennam.vn
0334943399
info@thuaphatlaimiennam.vn
24/7
I. Lập vi bằng là gì?
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật, là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Như vậy lập vi bằng là một trong các công việc của Thừa phát lại được làm để ghi nhận lại sự kiện và hành vi có thật một cách khách quan.
II. Các trường hợp lập vi bằng phổ biến hiện nay
1. Vi bằng ghi nhận các thỏa thuận dân sự
Vi bằng ghi nhận việc giao, nhận tiền, giao nhận giấy tờ liên quan đến tài sản;
Vi bằng ghi nhận việc đặt cọc mua bán nhà đất, căn hộ, chung cư;
Vi bằng ghi nhận việc tặng cho tài sản;
Vi bằng ghi nhận thỏa thuận góp vốn đầu tư, kinh doanh;
Vi bằng ghi nhận về cuộc họp gia đình phân chia tài sản, thừa kế tài sản.
2. Vi bằng ghi nhận việc giao, nhận thông báo
Vi bằng ghi nhận việc gửi thư, giao thông báo, gửi giấy mời, giấy triệu tập;
Vi bằng ghi nhận việc gửi kiến nghị, đơn kiến nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Vi bằng ghi nhận việc thông báo đòi nợ, yêu cầu thanh toán nợ.
3. Vi bằng ghi nhận sự việc liên quan đến công trình xây dựng
Vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng bị nứt, lún, đổ vỡ do việc thi công xây dựng liền kề gây ra hoặc làm căn cứ xin sửa chữa, xây dựng công trình mới tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà trước khi thuê, sử dụng;
Vi bằng ghi nhận hiện trạng tiến độ thi công xây dựng;
Vi bằng ghi nhận hiện trạng công trình bị lấn chiếm trái pháp luật để làm chứng cứ pháp lý trước khi yêu cầu bên lấn chiếm chấm dứt hành vi và bồi thường thiệt hại.
4. Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi trái pháp luật trên internet, báo chí, truyền hình
Vi bằng ghi nhận các nội dung tin nhắn trên zalo, facebook, viber, instagram và trên các mạng xã hội khác;
Vi bằng ghi nhận việc vi phạm bản quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ trên internet;
Vi bằng ghi nhận việc báo chí, các phương tiện truyền thông đưa tin sai sự thật, cá nhân, tổ chức đăng tin bôi nhọ, làm nhục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của mình.
Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi khác theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan tổ chức...
Trên đây là tư vấn của Văn phòng Thừa phát lại Miền Nam, nếu quý khách có nhu cầu lập vi bằng hay cần giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
I. Thừa phát lại là gì
Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại và pháp luật có liên quan, trong đó:
Theo đó Thừa phát lại phải là công dân Việt Nam thực hiện các yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân dựa trên thẩm quyền, phạm vi chức năng của mình trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
II. Điều kiện để được bổ nhiệm Thừa phát lại
Để được bổ nhiệm Thừa phát lại, cần phải có đủ các điều kiện sau đây:
III. Đặc điểm của Thừa phát lại
Như vậy, Thừa phát lại là người được nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các chức năng tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong lãnh thổ Việt Nam.
Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của nghị định và các pháp luật có liên quan. Vậy, vị trí Thư ký Thừa phát lại là người hỗ trợ Thừa phát lại trong việc tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án, điều kiện để làm Thư ký Thừa phát lại là các bạn phải tốt nghiệp trung cấp luật trở lên, các công việc cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ Thừa phát lại trong việc tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án dân sự.
Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trong hoạt động tống đạt Thư ký nghiệp vụ sẽ trực tiếp đến Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án dân sự để lấy thông báo, giấy mời, giấy triệu tập, thông báo thụ lý vụ án, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định hoãn phiên tòa, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định của Tòa án, giấy triệu tập, quyết định thi hành án, thông báo của cơ quan thi hành án và ký nhận biên bản hồ sơ mình đã nhận.
Sau đó thư ký nghiệp vụ trực tiếp thực hiện việc tống đạt đến cá nhân, cơ quan tổ chức, nếu việc tống đạt không thành thì phải niêm yết văn bản tại ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, hồ sơ niêm yết phải có chữ ký của tổ trưởng tổ dân phố hoặc công an khu vực xác nhận việc thư ký đã tới tống đạt nhưng không thực hiện được vì người nhận không có mặt, người nhận không nhận văn bản, người nhận đã chuyển đi tới nơi khác, cơ quan tổ chức đã ngừng hoạt động...
2. Hỗ trợ Thừa phát lại trong việc lập vi bằng
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan tổ chức theo quy định của pháp luật.
Trong hoạt động lập vi bằng, thư ký nghiệp vụ hỗ trợ Thừa phát lại trong việc tiếp nhận hồ sơ từ Thừa phát lại, nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra thông tin khách hàng, hỗ trợ khách hàng điền thông tin trong phiếu yêu cầu lập vi bằng, sắp xếp hồ sơ, soạn thảo văn bản, quay phim, chụp hình, ghi âm, hướng dẫn khách hàng ký văn bản và các công việc có liên quan nhằm hỗ trợ cho Thừa phát lại lập vi bằng.
3. Hỗ trợ Thừa phát lại trong việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự và các công việc khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Trong hoạt động này Thư ký nghiệp vụ thực hiện hỗ trợ Thừa phát lại một số công việc như liên hệ cơ quan thi hành án, soạn thảo văn bản, chuẩn bị giấy tờ hồ sơ cần thiết theo yêu cầu của Thừa phát lại.
Như vậy, vị trí Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại là cơ hội để các bạn học luật mới ra trường được học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước, được tiếp xúc hồ sơ vụ án, tiếp xúc với đương sự và các cơ quan pháp luật để giúp bản thân trưởng thành và phát triển trong nghề luật của mình sau này.
Đối với những người hành nghề luật không ai còn xa lạ với nghề Thừa phát lại, tuy nhiên đối với nhiều người dân thì không phải ai cũng hiểu công việc này. Vậy điều kiện để trở thành Thừa phát lại gồm những gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn.
I. Tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại tại Học viện tư pháp
Trước hết để trở thành Thừa phát lại, một người bắt buộc là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật và có phẩm chất đạo đức tốt.
Sau khi có bằng cử nhân luật người đó phải tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại trong 06 tháng tại Học viện tư pháp. Sau khóa đào tạo chuyên môn, Học viện tư pháp cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa học đào tạo nghề Thừa phát lại.
Việc tham gia khóa đào tạo hành nghề Thừa phát lại không bị áp dụng cho tất cả các trường hợp. Cụ thể theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, những đối tượng sau sẽ được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại:
Các trường hợp được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại vẫn phải tham gia khóa bồi dưỡng kĩ năng hành nghề Thừa phát lại và quy tắc đạo đức hành nghề Thừa phát lại trong 03 tháng tại Học viện tư pháp và tập sự hành nghề.
II. Tập sự hành nghề Thừa phát lại
Khi các bạn đã hoàn thành khóa đào tạo nghề Thừa phát lại tại Học viện tư pháp và khóa học bồi dưỡng kĩ năng hành nghề đăng ký việc tập sự hành nghề với Sở Tư pháp nơi có Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự đặt trụ sở.
Thời gian tập sự hành nghề là 06 tháng đối với người được đào tạo hành nghề Thừa phát lại, 03 tháng đối với người bồi dưỡng nghề Thừa phát lại, kể từ ngày Sở Tư pháp ra văn bản thông báo về việc đăng ký tập sự (khoản 5 Điều 8 Nghị định 08/2020/NĐ-CP).
III. Kiểm tra kết quả tập sự
Người đã hoàn thành việc tập sự nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho người đăng ký về việc ghi tên người đó vào danh sách đề nghị Bộ Tư pháp cho tham dự kết quả tập sự, trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lí do.
Người đạt yêu cầu kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại.
IV. Bổ nhiệm Thừa phát lại
Khi đạt tiêu chuẩn hành nghề và đã tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, có giấy chứng nhận hoàn thành tập sự hành nghề Thừa phát lại, người có nguyện vọng đủ điều kiện nộp hồ sơ xin bổ nhiệm Thừa phát lại theo quy định tại Điều 10 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ được đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại. Đây là thời điểm xác định một người chính thức trở thành Thừa phát lại