Những trường hợp Thừa Phát Lại không được lập vi bằng

I. Khái niệm vi bằng

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức theo quy định của Nghị định này (theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP).

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật, là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

II. Tại sao nên lập vi bằng?

Hiện nay việc xảy ra tranh chấp giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức rất nhiều, từ những thỏa thuận miệng với nhau hoặc qua giấy viết tay, dẫn đến tranh chấp sau này nhưng không có căn cứ pháp lý rõ ràng, cụ thể cho Toà án cho nên gây bất lợi, khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án.

Vi bằng là căn cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Những thủ tục liên quan đến vụ án sẽ rất mất thời gian, do đó thay vì đến khi tranh chấp các bên thực hiện các thủ tục tốn kém để khởi kiện thì có thể lập vi bằng tại thời điểm giao dịch hợp đồng, hoặc các thỏa thuận vay, mượn.

Vì vậy các cá nhân, cơ quan, tổ chức nên lập vi bằng đối với những trường hợp cần thiết, xác thực nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình sau này.

III. Những trường hợp Thừa phát lại không được lập vi bằng

Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước, vi phạm quy định ra, vào, đi lại trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự;

Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội;

Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính;

Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch mà trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng;

Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ;

Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến;

Các trường hợp Thừa phát lại không được làm theo quy định tại Thông tư 08/2022/TTBTP về Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;

Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Nếu Thừa phát lại cố tình thực hiện, lập Vi bằng để ghi nhận các nội dung nêu trên thì sẽ bị phạt theo quy định tại khoản 4 Đuều 32 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Tùy theo hành vi vi phạm, Thừa phát lại có thể bị phạt tiền kèm theo tước quyền sử dụng thẻ Thừa phát lại.

Do đó, trước khi quyết định tham gia các giao dịch, muốn ghi nhận các sự kiện, hành vi thì nên cân nhắc mức độ rủi ro và có lựa chọn phù hợp. Bởi vì, Vi bằng được lập thuộc những trường hợp bị cấm có thể gây ra những hệ quả cho cả Thừa phát lại và người tham gia giao dịch trong Vi bằng.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Thừa phát lại
Huỳnh Nhật Trường
0334 943 399
info@thuaphatlaimiennam.vn
Tư vấn lập vi bằng
DANH MỤC TRUY CẬP NHIỀU

Bạn cần tư vấn ?

Luật pháp là vấn đề phức tạp. Nó có thể gây ra cho bạn một vấn đề lớn nếu bạn bỏ qua nó. Hãy để chúng tôi giúp bạn!


HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Thừa phát lại
Huỳnh Nhật Trường
0334 943 399
info@thuaphatlaimiennam.vn
Tư vấn lập vi bằng
DANH MỤC TRUY CẬP NHIỀU