VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI MIỀN NAM
- Trụ sở chính: Số 140 Đường Nguyễn Tri Phương, Xã Tân Bình, Thị xã La Gi, Bình Thuận
- Hoạt động trên phạm vi toàn quốc
- 0334943399
- info@thuaphatlaimiennam.vn
Ví dụ 1, ông A có căn nhà ở Quận 1 muốn bán giá 10 tỷ; ông B đồng ý mua nhưng do chưa chuẩn bị đủ tiền nên đề nghị đặt cọc trước 01 tỷ và hẹn 01 tháng sau các bên mới ký hợp đồng mua bán chính thức. Nếu ông A đổi ý không bán căn nhà thì phải trả lại 01 tỷ tiền nhận cọc và chịu phạt cọc thêm 01 tỷ; Nếu ông B từ chối mua thì bị mất 01 tỷ đã đặt cọc cho ông A. Biện pháp đặt cọc ở đây được áp dụng nhằm đảm bảo giao kết hợp đồng.
Ví dụ 2, tiếp theo ví dụ 1, sau khi các bên đã ký Hợp đồng mua bán nhà hợp lệ, ông A xin lùi thời gian giao nhà thêm 01 tháng để tìm chỗ ở mới phù hợp (có thể hiện trong Hợp đồng mua bán); ông B đồng ý nhưng yêu cầu ông A đặt cọc lại 100 triệu đồng để đảm bảo việc bàn giao nhà. Nếu ông A không bàn giao nhà đúng hạn thì bị mất 100 triệu đồng tiền đặt cọc. Biện pháp đặt cọc ở đây được áp dụng nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Đặt cọc là biện pháp hiệu quả, được sử dụng rất thường xuyên trong mua bán nhà đất bởi chế tài của nó đủ mạnh và nhắm vào tài chính buộc các bên tuân thủ thỏa thuận. Như ở ví dụ 1 ở trên, bên nào từ chối giao kết hợp đồng thì mất cho bên còn lại đến 01 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc không thực hiện đúng thỏa thuận đặt cọc diễn ra khá thường xuyên trong mua bán nhà đất.
Ngoài trừ các sự kiện bất khả kháng (ví dụ: Nhà đất bị giải tỏa trắng, do dịch bệnh nên bị hạn chế đi lại, do thiên tai…) thì việc một bên từ chối giao kết hợp đồng mua bán là vi phạm thỏa thuận đặt cọc và bị phạt cọc. Việc phạt cọc không đơn giản. Nhiều người có suy nghĩ rằng, nói chuyện qua điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp nhưng bên đối lập nói không mua, không bán nữa là họ đã vi phạm hợp đồng, mình đương nhiên được phạt cọc. Chúng ta phải có các chứng cứ đủ mạnh để chứng minh rằng mình sẵn sàng giao kết hợp đồng đúng theo thỏa thuận nhưng bên còn lại không thực hiện, đó là căn cứ để phạt cọc.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả hướng dẫn Bên Bán phạt cọc Bên Mua khi Bên Mua vi phạm thỏa thuận đặt cọc, với sự hỗ trợ “lập vi bằng” của thừa phát lại. Các bạn dễ gặp trường hợp Bên Mua đặt cọc rồi viện lý do này, lý do kia để trì hoãn việc ký hợp đồng mua bán và thanh toán tiền cho Bên Bán. Nếu hợp đồng đặt cọc được công chứng và nằm trên mạng dữ liệu công chứng thì một số đơn vị công chứng từ chối việc Bên Bán ký hợp đồng bán nhà đất cho người khác nếu chưa xử lý xong hợp đồng đặt cọc cũ[2]. Như vậy, Bên Bán vừa không nhận được tiền thanh toán mà nhà đất cũng bị “treo”, không thể bán cho người khác.
Trong tình huống này, Bên Bán phải thực hiện 02 bước sau đây:
Bước 1: Gửi thông báo cho Bên Mua về thời gian, địa điểm ký hợp đồng mua bán (dù là đã quá hạn theo hợp đồng đặt cọc). Hình thức gửi phải căn cứ theo thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc.
Các văn phòng thừa phát lại sẽ hỗ trợ Bên Bán chứng kiến, lập vi bằng về việc gửi thông báo theo các phương thức kể trên. Dù Bên Mua từ chối nhận thông báo, cố ý lảng tránh hoặc vắng mặt không nhận thông báo thì nội dung vi bằng vẫn chứng minh được Bên Bán đã hoàn thành việc giao thông báo, xác lập chứng cứ về việc Bên Bán tuân thủ hợp đồng cọc, sẵn sàng giao dịch.
Bước 2: Bên Bán có mặt tổ chức hành nghề công chứng đúng thời gian, địa điểm đã thông báo và được Thừa phát lại lập vi bằng về quá trình này.
Nếu như Bên Mua có mặt để ký hợp đồng mua bán, thanh toán đủ tiền thì các bên đã hoàn thành giao dịch. Ngược lại, nếu Bên Mua không có mặt, hoặc có mặt nhưng không ký hợp đồng mua bán, không thanh toán đủ tiền theo thỏa thuận cho Bên Bán thì vi bằng được lập là chứng cứ chứng minh Bên Mua vi phạm thỏa thuận đặt cọc, đồng thời Bên Bán được hưởng toàn bộ số tiền đã nhận cọc. Các tổ chức hành nghề công chứng cũng dễ dàng chấp nhận công chứng hợp đồng Bên Bán bán nhà đất cho người khác.
Tham khảo Bản án Tòa án xử Bên Mua thắng kiện (áp dụng 2 bước nêu trên), buộc Bên Bán phải hoàn tiền cọc cho Bên Mua và chịu phạt một số tiền tương đương: Xem tại đây.
Thừa phát lại là một chức danh bổ trợ tư pháp (tương tự công chứng viên, luật sư) do Nhà nước bổ nhiệm, thực hiện 04 chức năng gồm: Lập vi bằng, tống đạt văn bản; thi hành án dân sự, xác minh điều kiện thi hành án dân sự. Trong đó, lập vi bằng là chức năng được các luật sư, thẩm phán khuyến khích áp dụng bởi đó là căn cứ vững chắc cho các lập luận của luật sư, là căn cứ thuyết phục để Tòa án đưa ra các phán quyết của mình.
Dựa theo thực tiễn hành nghề, tác giả tổng hợp được các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
[1] Khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015;
[2] Việc từ chối ký hợp đồng mua bán trong trường hợp này hiện đang có nhiều quan điểm trái chiều giữa các tổ chức hành nghề công chứng, các công chứng viên. Vấn đề này xin phép được được trao đổi trong một bài viết khác.
Luật pháp là vấn đề phức tạp. Nó có thể gây ra cho bạn một vấn đề lớn nếu bạn bỏ qua nó. Hãy để chúng tôi giúp bạn!