Vi bằng ghi nhận phát hiện hàng giả, hàng nhái

PHÁT HIỆN HÀNG GIẢ, HÀNG NHÁI XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

I. Thế nào là hàng giả, hàng nhái

Hiện nay, trong những văn bản pháp luật không có khái niệm hàng nhái. Cụm từ hàng nhái chỉ là ngôn ngữ thường ngày mà chúng ta hay nói về hàng giả, hàng không đúng với quy định pháp luật, thực chất hàng giả, hàng nhái là một. Khái niệm hàng giả được quy định trong Nghị định 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2015/NĐ-CP, hàng giả bao gồm:

Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng, không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;

Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;

Tem, nhãn, bao bì giả.

II. Giá trị pháp lý của vi bằng

Tại Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định: “Vi bằng là nguồn chứng chứng để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật”.

Trong trường hợp này lập Vi bằng ghi nhận phát hiện hàng giả, hàng nhái là văn bản do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiện sự kiện hành vi về việc phát hiện hàng giả, hàng nhái, kèm theo đó là hình ảnh, video về hành vi, sự kiện diễn ra để chứng minh cho sự ghi nhận của Thừa phát lại diễn ra trung thực, khách quan.

Vì vậy, nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái thì ngay lúc này người phát hiện nên liên hệ đến cơ quan có thẩm quyền để xác nhận sự kiện, hành vi, cụ thể ở đây là Văn phòng Thừa phát lại để lập vi bằng. Lúc này vi bằng là văn bản có giá trị là nguồn chứng cứ, chứng minh cho hành vi, sự việc phát hiện hàng giả, hàng nhái có sự chứng kiến của Thừa phát lại và trở thảnh nguồn chứng cứ trước cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật hành chính.

III. Tiến hành lập vi bằng ghi nhận phát hiện hàng giả, hàng nhái để đưa đến các cơ quan chức năng tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật hành chính.

1. Liên hệ đến Văn phòng Thừa phát lại gần nhất để được tư vấn

Khách hàng liên hệ đến Văn phòng Thừa phát lại để được tư vấn cụ thể về tình huống, sự việc của mình. Quý khách có thể liên hệ tới Văn phòng Thừa phát lại Miền Nam, qua địa chỉ phía dưới bài viết, tại đây quý khách có thể yêu cầu ký hồ sơ ở Văn phòng hoặc địa chỉ nhà riêng của mình. Văn phòng Thừa phát lại sẽ dựa trên khối lượng công việc và nội dung cần ghi nhận để tư vấn mức phí phù hợp đối với từng khách hàng.

2. Tiến hành ghi nhận các nội dung cần thiết

Sau khi khách hàng và Văn phòng đã thống nhất với nhau về chi phí và thời gian thì Thừa phát lại tại Văn phòng Thừa phát lại Miền Nam sẽ xuống tận nơi chứng kiến sự kiện, hành vi và ghi nhận lại những nội dung mà quý khách yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật.

3. Nhận vi bằng và lưu hồ sơ

Sau khi ghi nhận nội dung theo yêu cầu của khách hàng, Văn phòng Thừa phát lại Miền nam sẽ hoàn thiện vi bằng và thực hiện đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp tại nơi văn phòng đặt trụ sở, vi bằng sẽ giao tận tay cho khách hàng sau 03 ngày làm việc để quý khách đưa đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Thừa Phát Lại Miền Nam về vi bằng ghi nhận phát hiện hàng giả, hàng nhái. Nếu Quý khách hàng có bất kì thắc mắc hay các nhu cầu liên quan vui lòng liên hệ để nhận được sự tư vấn đầy đủ và chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Quý khách hàng có thể liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại Miền Nam thông qua các kênh sau:

Hotline – Zalo: 0334943399

Email: info@thuaphatlaimiennam.vn

Website: thuaphatlaimiennam.vn

Facebook: facebook.com/thuaphatmiennam

Bạn cần tư vấn?

Luật pháp là vấn đề phức tạp. Nó có thể gây ra cho bạn một vấn đề lớn nếu bạn bỏ qua nó. Hãy để chúng tôi giúp bạn!