Vi bằng ghi nhận sự kiện thu giữ tài sản bảo đảm của Ngân hàng

Dẫn nhập: Trong bất kỳ nền kinh tế nào thì nguồn vốn vẫn luôn là chìa khóa quan trọng của sự phát triển. Những thập niên gần đây, cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khu vực nền kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt những năm gần đây, thị trường bất động sản bùng nổ mạnh mẽ, người dân và doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn. Hầu hết các khoản vay đều kèm theo hợp đồng thế chấp các tài sản bảo đảm cho các khoản vay nêu trên. Thực tế, nhiều đơn vị kinh doanh hiệu quả, bên cạnh đó cũng có những trường hợp thất bại, không thể hoàn lại khoản vay từ đó buộc ngân hàng phải áp dụng các biện pháp để thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm. Căn cứ pháp lý cho việc xử lý tài sản bảo đảm là Nghị quyết số 42/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Theo đó, thủ tục xử lý nợ thông thường là thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và bên vay khi khoản vay đáo hạn về phương thức xử lý tài sản bảo đảm. Trường hợp không có sự hợp tác của bên bảm đảm/bên vay, ngân hàng thông thường sẽ áp dụng quy trình giao thông báo, tiếp quản tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm.

Bước 1. Giao thông báo về việc tiếp nhận tài sản bảo đảm:

Ngân hàng có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận việc giao thông báo cho bên bảo đảm về thời gian, địa điểm thu giữ tài sản bảo đảm. Đồng thời, ngân hàng sẽ thông báo về việc thu giữ nêu trên cho chính quyền địa phương, cơ quan công an địa phương để đảm bảo an toàn, giữ trật tự cho quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.

Bước 2. Thu giữ, tiếp quản và xử lý tài sản bảo đảm:

Đến ngày thu giữ theo thông báo, ngân hàng thực hiện việc thu giữ trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương và Thừa phát lại. Thừa phát lại thông thường được yêu cầu ghi nhận việc thông qua Quyết định về việc thu giữ tài sản bảo đảm, ghi nhận hiện trạng tài sản bị thu giữ (bất động sản, xe ô tô,…), ghi nhận quá trình kiểm kê tài sản, niêm phong tài sản của nhân viên ngân hàng.

Vi bằng chứng minh cho quá trình thực hiện việc thu giữ công khai và ghi nhận hiện trạng, kiểm kê tài sản thu giữ một cách chặt chẽ, tránh thất thoát tài sản.

Giá trị vi bằng:

Theo Nghị định 08/2020, vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Thủ tục lập vi bằng:

Bước 1. Liên hệ và nhận tư vấn từ Thừa phát lại

Quý khách liên hệ cho Thừa phát lại để trình bày về tình huống pháp lý mà mình đang gặp phải, Thừa phát lại có thể tư vấn cho bạn một phương án xử sự phù hợp và sự cần thiết của việc lập vi bằng trong trường hợp tương ứng. Đồng thời, khi các bên thống nhất về việc lập vi bằng, các bên sẽ ký kết hợp đồng dịch vụ thỏa thuận về phạm vi ghi nhận, thời gian, địa điểm lập vi bằng và chi phí.

Bước 2. Tiến hành lập vi bằng

Khi đến thời điểm các bên thỏa thuận lập vi bằng, văn phòng Thừa phát lại sẽ cử Thừa phát lại và thư ký nghiệp vụ đến đúng điểm hẹn để tiến hành lập vi bằng ghi nhận sự kiện theo yêu cầu của Quý khách.

Bước 3. Nhận vi bằng

Sau khi ghi nhận nội dung theo yêu cầu, Văn phòng cần một khoảng thời gian tối đa là 03 ngày làm việc để hoàn thiện nội dung và đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp. Nếu Quý khách đang trong tình huống gấp rút và cần Vi bằng sớm hơn thì có thể trao đổi để Văn phòng có thể hỗ trợ hết sức.

Quý khách hàng có thể liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại Miền Nam thông qua các kênh sau:

Hotline – Zalo: 0334943399

Email: info@thuaphatlaimiennam.vn

Website: thuaphatlaimiennam.vn

Facebook: facebook.com/thuaphatmiennam

Bạn cần tư vấn?

Luật pháp là vấn đề phức tạp. Nó có thể gây ra cho bạn một vấn đề lớn nếu bạn bỏ qua nó. Hãy để chúng tôi giúp bạn!