Vi bằng trích xuất dữ liệu điện tử

Dẫn nhập: Theo quy định tại Điều 99 BLTTHS, dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử. Đây là một nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự, hình sự, hành chính, thường xuất hiện phổ biến trong các vụ án hình sự. Ngày nay, do sự phát triển của công nghệ điện thoại, việc ghi nhận và lưu giữ những thông tin, dữ liệu điện tử này rất phổ biến. Ví dụ như: các video, file ghi âm, hình chụp, email, tin nhắn,… Trong các nguồn dữ liệu điện tử này có thể là các giao dịch, thư tín, trao đổi, hay các sự kiện, hành vi của các cá nhân liên quan. Việc sử dụng video, tin nhắn làm chứng cứ trong các vụ án dân sự đến nay là rất phổ biến. Ví dụ các tin nhắn chứa đựng các nội dung xác nhận về việc vay tiền, email thông báo về việc chấm dứt hợp đồng,… Như vậy việc sử dụng dữ liệu điện tử đang trở thành một công cụ rất phổ biến trong thời đại này.

Vậy, lập vi bằng ghi nhận dữ liệu điện tử là gì? Đó là hoạt động Thừa phát lại ghi nhận sự tồn tại, thông tin của các dữ liệu này và trích xuất dữ liệu này vào trong vi bằng. Từ đó, người yêu cầu lập vi bằng có thể sử dụng nó để cung cấp cho Tòa án, Cơ quan cảnh sát điều tra,…

Một số trường hợp lập vi bằng trích xuất dữ liệu điện tử phổ biến như:

  • Trích xuất dữ liệu trong điện thoại/camera có chứa video, hình ảnh, âm thanh ghi nhận về cuộc họp, hành vi của các bên liên quan;
  • Trích xuất tin nhắn điện thoại, ghi âm cuộc gọi,…
  • Trích xuất các cuộc trao đổi qua các ứng dụng điện thoại: whatsapp, zalo, facebook,…
  • Hình ảnh ghi nhận nội dung tin nhắn điện thoại

Giá trị vi bằng:

Theo Nghị định 08/2020, vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Thủ tục lập vi bằng:

Bước 1. Liên hệ và nhận tư vấn từ Thừa phát lại

Quý khách liên hệ cho Thừa phát lại để trình bày về tình huống pháp lý mà mình đang gặp phải, Thừa phát lại có thể tư vấn cho bạn một phương án xử sự phù hợp và sự cần thiết của việc lập vi bằng trong trường hợp tương ứng. Đồng thời, khi các bên thống nhất về việc lập vi bằng, các bên sẽ ký kết hợp đồng dịch vụ thỏa thuận về phạm vi ghi nhận, thời gian, địa điểm lập vi bằng và chi phí.

Bước 2. Tiến hành lập vi bằng

Khi đến thời điểm các bên thỏa thuận lập vi bằng, văn phòng Thừa phát lại sẽ cử Thừa phát lại và thư ký nghiệp vụ đến đúng điểm hẹn để tiến hành lập vi bằng ghi nhận sự kiện theo yêu cầu của Quý khách.

Bước 3. Nhận vi bằng

Sau khi ghi nhận nội dung theo yêu cầu, Văn phòng cần một khoảng thời gian tối đa là 03 ngày làm việc để hoàn thiện nội dung và đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp. Nếu Quý khách đang trong tình huống gấp rút và cần Vi bằng sớm hơn thì có thể trao đổi để Văn phòng có thể hỗ trợ hết sức.

Quý khách hàng có thể liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại Miền Nam thông qua các kênh sau:

Hotline – Zalo: 0334943399

Email: info@thuaphatlaimiennam.vn

Website: thuaphatlaimiennam.vn

Facebook: facebook.com/thuaphatmiennam

Bạn cần tư vấn?

Luật pháp là vấn đề phức tạp. Nó có thể gây ra cho bạn một vấn đề lớn nếu bạn bỏ qua nó. Hãy để chúng tôi giúp bạn!